Tin tức > Tin Chuyên môn
CÁCH PHÒNG BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ EM
Táo bón là gì?
Táo bón là một trong những dạng của rối loạn tiêu hóa. Khi bị táo bón, bệnh nhân có xu hướng giảm tần suất hoặc gặp khó khăn trong việc đại tiện, gặp tình trạng phân cứng, phân đi không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau cứng, khó chịu.
Ở trẻ em, táo bón là căn bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động. Song, dù là nguyên nhân nào, tình trạng táo bón nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, táo bón kéo dài cũng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi táo bón nặng, trẻ sẽ bị đau ngứa, có máu tươi trong phân và dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đại tràng.
Đặc biệt, trẻ táo bón sẽ có xu hướng cố rặn hoặc căng thẳng, từ đó dẫn đến trĩ nội, trĩ ngoại. Táo bón cũng khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, về lâu dài sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.
Vì vậy, có được thông tin hữu ích cần thiết về những căn bệnh trẻ mắc phải là cách tốt nhất để phụ huynh giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Hôm nay, hãy cùng bệnh viện MEDIC Cà Mau tìm hiểu về căn bệnh táo bón ở trẻ em nhé!
Dấu hiệu của táo bón ở trẻ em
Chướng bụng, đại tiện khó
Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, mỗi lần đại tiện phải rặn đỏ mặt
Gặp tình trạng phân cứng hoặc chảy máu ở hậu môn
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, biểu hiện táo bón thường là quấy khóc, lười ăn, chướng bụng, 5-7 ngày không đi đại tiện, phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy.
-
Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón. Một số nguyên nhân khách quan là bản thân trẻ đã mắc phải các bệnh về cường giáp, phì đại tràng, đái tháo đường, bệnh thần kinh cơ ổ ruột,… dẫn đến việc khó đi ngoài.
Thế nhưng, phần lớn nguyên nhân táo bón ở trẻ lại xuất phát từ những nguyên do chủ quan, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
-
Chế độ ăn uống
Uống quá ít nước, nạp quá ít chất xơ, trong khi lại ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Khi cơ thể thiếu nước, mất nước, phân sẽ trở nên rắn và khô, gây khó khăn cho việc đi đại tiện.
-
Chế độ sinh hoạt
Trẻ ngồi nhiều, ít vận động và thường xuyên có thói quen nhịn tiểu tiện, đại tiện cũng khiến táo bón phát triển hoặc trở nặng.
2. Cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Tích cực bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như nhóm thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám,…), thực phẩm lỏng như cháo, súp,.. uống nhiều nước là cách tốt nhất để điều trị táo bón từ bên trong. Bên cạnh đó, cần hạn chế nước ngọt có ga, kiêng nạp thực phẩm nhiều đường, cay nóng.
-
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Cho trẻ vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để các cơ trong ruột được hoạt động nhiều hơn sẽ thúc đẩy tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón.
-
Xây dựng thói quen ruột tốt
Đối với trẻ nhỏ, việc xây dựng thói quen ruột tốt là rất quan trọng. Phụ huynh cần kiên nhẫn tập cho trẻ thói quen ngồi toilet sau mỗi cữ ăn, dù trẻ đã đi cầu trước đó hoặc chưa mắc cầu.
Đối với trẻ vào độ tuổi đi học, hãy tập thói quen ngồi toilet mỗi ngày 5 phút sau khi đánh răng và 5 phút sau bữa ăn tối, tạo tâm lý thoải mái khi đi cầu.. Không nên la mắng, sẽ khiến trẻ áp lực và càng sợ việc đại tiện.
Có thể nói, việc chăm trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Phụ huynh cần trang bị cho mình những thông tin hữu ích cần thiết để biết được cách điều trị, phòng ngừa bệnh cho trẻ, đặc biệt là các căn bệnh phổ biến như táo bón.
Hãy liên hệ với BỆNH VIỆN MEDIC CÀ MAU qua hotline 0290.382.6060 hoặc INBOX Fanpage “Bệnh viện Medic Cà Mau” để đặt lịch khám và được tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ khám bệnh.
Medic Hòa Hảo
Medic Cần Thơ
Medic Kiên Giang
Cộng đồng sức khỏe
Liên hệ Zalo