Tin tức > Các loại bệnh
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
1. Đối tượng nào dễ mắc bệnh trong thời kỳ giao mùa?
– Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ đa số có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa.
– Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
– Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ gây dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.
2. Một số bệnh thường gặp
– Cảm cúm: cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra khi cơ thể con người không thích nghi kịp với những biến đổi của thời tiết, môi trường xung quanh, nhất là với những người có sức đề kháng không cao như người già hay trẻ em.
– Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây ra. Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành. Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là giảm lượng tiểu cầu trong máu, nếu lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu không cầm được, nếu chảy máu ở nội tạng người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
– Viêm phổi: Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.
– Bệnh sởi: Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra và là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta. Bệnh sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.
– Bệnh tay chân miệng: cùng với bệnh sởi, tay chân miệng là loại bệnh phổ biến khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
– Dị ứng da: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cùng sự sụt giảm độ ẩm không khí là tác nhân gây ra các chứng bệnh da liễu như khô nẻ, da dị ứng, mẩn đỏ,… Biểu hiện của bệnh thường là da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu,…
– Đau xương khớp: thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây đau xương khớp. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
– Bệnh viêm xoang: Vào mùa thu đông bệnh viêm xoang ở nước ta luôn tăng cao, do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,… Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh.
3. Một số cách phòng tránh các bệnh giao mùa
– Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng
– Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi
– Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ
– Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn
– Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch
– Giữ ấm cơ thể
– Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ
Bệnh viện MEDIC Cà Mau – một trong những bệnh viện trực thuộc hệ thống MEDIC Hòa Hảo với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao, sẵn sàng tận tình giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Với hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa MEDIC Cà Mau sẽ là nơi để bạn trao trọn niềm tin.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori an toàn và hiệu quả với đồng vị KHÔNG phóng xạ C13
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn sống trong dạ dày, gây ra nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 2 đến 6 lần. Vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm từ người sang người qua đường [...]
Xem thêm
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH, ĐƠN VỊ MŨI NHỌN CỦA MEDIC CÀ MAU
Tại Bệnh viện Medic Cà Mau, chúng tôi hiểu rằng chẩn đoán chính xác là quan trọng nhất để điều trị thành công. Trong suốt 7 năm phát triển, Bệnh viện Medic Cà Mau luôn xác định Chẩn đoán hình ảnh sẽ là một trong những đơn vị mũi nhọn. Do đó, nhằm phục vụ [...]
Xem thêm
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là một căn bệnh diễn tiến thầm lặng cho đến khi mật độ xương giảm đến mức dẫn đến những cơn đau dai dẳng hoặc gãy xương. Bên trong cơ thể, sự cân bằng liên tục giữa quá trình phá hủy xương cũ và tạo xương mới gọi là chu chuyển xương. Ở [...]
Xem thêm
NHỮNG LƯU Ý VỀ NHỊN ĂN TRƯỚC KHI LÀM XÉT NGHIỆM MÁU
Nhịn ăn là yếu tố quyết định rất lớn đến mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu. Do các vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate, protein,… có trong tất cả các thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến kết quả đo mức độ máu, làm mờ kết quả xét [...]
Xem thêm