Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh trong tương lai.

1. Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ?

Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe bản thân. Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn chữa bệnh. Một người trông có vẻ ngoài khỏe mạnh nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm sẽ có cơ hội điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Ngoài ra, từ việc dự đoán các yếu tố gây bệnh, chúng ta sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn giúp điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Những lợi ích mà khám sức khỏe định kỳ mang lại không chỉ ở mặt thể chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Đã có những câu nói để khẳng định giá trị của sức khỏe đối với con người như: “Có sức khỏe là có tất cả”, “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng sống chính là yếu tố tiên quyết để duy trì thái độ sống lạc quan, yêu đời. Đối với phụ nữ, chỉ có thể duy trì sự trẻ trung thực sự nếu có sức khỏe còn với nam giới, có sức khỏe mới có thể tiếp tục gánh vác trọng trách làm trụ cột gia đình, cống hiến cho xã hội.

2. Bao lâu nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 lần?

Khám sức khỏe 2 lần/năm chính là biện pháp tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể, để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa những biến chứng không mong muốn đang đe dọa đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên theo chia sẻ của tổ chức Y tế thế giới, khoảng thời gian ấn định khám sức khỏe định kỳ là: 6 tháng/lần hay 1 năm/lần còn tùy thuộc vào lứa tuổi, tiền sử cá nhân và gia đình của mỗi người.

– Tùy theo độ tuổi nhất định mà bạn cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát khác nhau vì nó liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi.

– Với những người có tiền sử cá nhân, gia đình mắc bệnh tim mạch, ung thư hay có các thói quen không tốt cho sức khỏe như uống rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều chất béo, ít chất xơ,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với tuổi.

3. Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cá nhân

– Không ăn sáng, sử dụng các chất có đường, gas hay chất gây nghiện như cà phê, trà,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu được chính xác.

– Nếu siêu âm bụng tổng quát, bệnh nhân cần uống nhiều nước, nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.

– Cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng nếu nội soi dạ dày để bác sĩ quan sát và chẩn đoán tốt hơn.

– Trong kỳ kinh nguyệt bác sĩ sẽ không tiến hành thăm khám phụ khoa

– Phụ nữ có gia đình không nên quan hệ tình dục trước ngày khám phụ khoa.

– Không chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai.

– Bệnh nhân cần tiểu hết cho bàng quang rỗng nếu thực hiện siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

– Vệ sinh tai, mũi, họng, vùng kín sạch sẽ để không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.

– Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, bệnh sử cũng như nhu cầu của từng cá nhân để chọn chương trình khám phù hợp.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thông qua khám sức khỏe định kỳ hàng năm là việc làm cần thiết giúp bạn và những người thân yêu luôn khỏe mạnh, vui sống mỗi ngày. Liên hệ ngay với MEDIC Cà Mau để được tư vấn chi tiết hơn về các gói khám sức khỏe phù hợp với bạn.