Tin tức > Các loại bệnh
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
Các chuyên gia y tế vẫn thường xuyên khuyến cáo rằng: Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm!
Như bạn đã biết, bệnh tiểu đường là một tình trạng mất kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn không cố gắng ngăn chặn tình trạng bệnh, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể, càng về lâu nguy cơ bị tàn phế càng cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Hãy cùng điểm qua một vài biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) để giúp bạn hiểu rõ hơn, biết cách phòng tránh và chung sống hòa bình với chứng bệnh này.
- Bệnh tim mạch: Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
- Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh): Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
- Thận hư (bệnh thận): Đường lưu thông trong máu cao lâu ngày gây tác động xấu, làm hư các mạch máu nhỏ dẫn đến hư thận. Khi thận hư, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, người bị phù, khó thở do chất độc không được đào thải ra khỏi cơ thể. Một khi thận hư hoàn toàn thì chỉ còn cách là dùng máy lọc thận để duy trì tính mạng.
- Tổn thương mắt (bệnh võng mạc): Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
- Biến chứng bàn chân: Bệnh nhân tiểu đường có thể có những vấn đề ở bàn chân. Các vấn đề về chân thường xảy ra khi có biến chứng tổn thương thần kinh. Nó có thể gây ngứa ran, đau (rát hoặc cảm giác như kim châm) hoặc yếu chân. Nó cũng có thể gây mất cảm giác ở bàn chân.
- Biến chứng ở da: Tiểu đường có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, không ngoại trừ da. Có thể nói, những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người mắc tiểu đường. Bệnh nhân dễ bị da khô do mất nước vì đi tiểu nhiều, ít mồ hôi vì đau dây thần kinh đặc biệt là mồ hôi nơi chân.
Ngoài ra, đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, thường để lại các vấn đề cho cả mẹ và thai nhi. Nếu không sớm ngăn chặn và chữa trị, các biến chứng có thể để lại bao gồm:
- Thai nhi tăng trưởng vượt mức
- Lượng đường trong máu của em bé thấp
- Em bé sinh ra dễ bệnh bị tiểu đường loại 2
- Mẹ bầu dễ bị tiền sản giật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé
- Khả năng bị tiểu đường thai kỳ tiếp theo
Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bằng cách kiểm soát đường máu, chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý, bạn có thể sống chung với nó được. Ngoài ra cần theo dõi các biến chứng và đi khám kịp thời để điều trị các biến chứng ngay từ khi mới xuất hiện.
Nếu bạn đang băn khoăn và lo lắng về căn bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0290 382 6060 và bấm 102 (Giờ hành chính) để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhé.
MEDIC Cà Mau là một trong những trung tâm uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ thăm khám, chữa bệnh cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn sớm tránh được những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori an toàn và hiệu quả với đồng vị KHÔNG phóng xạ C13
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn sống trong dạ dày, gây ra nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 2 đến 6 lần. Vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm từ người sang người qua đường [...]
Xem thêm
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH, ĐƠN VỊ MŨI NHỌN CỦA MEDIC CÀ MAU
Tại Bệnh viện Medic Cà Mau, chúng tôi hiểu rằng chẩn đoán chính xác là quan trọng nhất để điều trị thành công. Trong suốt 7 năm phát triển, Bệnh viện Medic Cà Mau luôn xác định Chẩn đoán hình ảnh sẽ là một trong những đơn vị mũi nhọn. Do đó, nhằm phục vụ [...]
Xem thêm
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là một căn bệnh diễn tiến thầm lặng cho đến khi mật độ xương giảm đến mức dẫn đến những cơn đau dai dẳng hoặc gãy xương. Bên trong cơ thể, sự cân bằng liên tục giữa quá trình phá hủy xương cũ và tạo xương mới gọi là chu chuyển xương. Ở [...]
Xem thêm
NHỮNG LƯU Ý VỀ NHỊN ĂN TRƯỚC KHI LÀM XÉT NGHIỆM MÁU
Nhịn ăn là yếu tố quyết định rất lớn đến mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu. Do các vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate, protein,… có trong tất cả các thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến kết quả đo mức độ máu, làm mờ kết quả xét [...]
Xem thêm