Ở thời điểm giao mùa, sức khỏe của chúng ta khá nhạy cảm bởi nó đang phải thích nghi với việc thời tiết thay đổi, vạn vật thay đổi và nhiều tác nhân khác. Chính thời điểm giao mùa xuất hiện một số loại bệnh phổ biến, đe dọa tính mạng con người, trong đó có sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti). Bệnh có khả năng lây truyền từ người này qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4 – 5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.
2. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm nào trong năm?

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều. Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc. Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn.
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Ở lứa tuổi nào cũng vậy, sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 1), các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường, thường biểu hiện sốt cao, đột ngột 39 – 40 o C trong 1 hoặc 2 ngày đầu.
- Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2, tức từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng của bệnh bắt đầu được nhận thấy như xuất huyết dưới da (ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi), chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái máu hoặc rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ).
- Chuyển sang giai đoạn 3, đó là giai đoạn hồi phục (người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường). Tuy vậy, những bệnh nhân nặng, từ giai đoạn này sẽ xuất hiện biến chứng diễn tiến rất khó lường.
Mặc dù không phải quá phổ biến, nhưng một số người bị bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng, có thể để lại bất kỳ biến chứng nào liên quan đến máu, suy giảm nội tạng hoặc rò rỉ huyết tương. Sốt xuất huyết nặng có nguy cơ tử vong cao hơn khi không được điều trị thích hợp.

Vì vậy bạn không được chủ quan, mà hãy nâng cao các biện pháp phòng tránh bệnh. Chú ý vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp khu vực ở thoáng mát, tránh để việc sinh sôi muỗi gây bệnh. Mỗi người cần chủ động động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về các loại bệnh nhé!
Medic Hòa Hảo
Medic Cần Thơ
Medic Kiên Giang
Cộng đồng sức khỏe
Liên hệ Zalo