Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là cúm A. Đây là loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan, đối tượng trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu thường dễ bị mắc phải.
 
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của tình trạng viêm đường hô hấp trên do các nguyên nhân khác. Đây là lý do khiến nhiều trẻ bị trở nặng phải nhập viện trong trường hợp suy hô hấp. Vậy làm sao để phát hiện và phòng tránh cúm A thế nào cho đúng cách, hiệu quả?
 
1. Cúm A là gì?
Cúm A là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do nhiều loại virus gây nên như: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9. Do có nhiều biểu hiện giống với các bệnh cảm cúm thông thường, khó phân biệt nên nhiều cha mẹ chủ quan và tự chữa trị cho trẻ tại nhà, dẫn đến việc cấp cứu trễ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.
 
Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ nhỏ thường là do lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi hít phải giọt bắn từ quá trình hắt hơi, đường thở, nước mũi,… Dịch bệnh thường khởi phát khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm virus cúm A.
 
2. Các triệu chứng của trẻ khi mắc bệnh cúm A
 
Khi mắc bệnh, tùy theo tình trạng nặng nhẹ mà mỗi trẻ sẽ có các triệu chứng khác nhau. Thông thường, cha mẹ có thể nhận ra các dấu hiệu dưới đây:
  • Sốt cao lên đến hơn 39 độ, thậm chí 40 độ
  • Nhiều trẻ không đáp ứng thuốc hạ sốt
  • Ho, đau họng
  • Sổ mũi, ngạt mũi
  • Đầu đau nhiều, người mỏi nhức
  • Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú
  • Nôn, tiêu chảy
  • Nếu sốt quá cao, trẻ có thể xuất hiện hiện tượng co giật
  • Da mắt sung huyết
  • Họng đỏ xung huyết toàn bộ
Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và có các phác đồ điều trị phù hợp khi có các triệu chứng trở nặng như:
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm.
  • Trẻ thở nhanh, khó thở.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ngủ li bì, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh.
3. Cách phòng chống bệnh cúm A
 
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh lý nguy hiểm này, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp sau để việc ngăn ngừa bệnh lý cúm A xảy ra với trẻ hiệu quả nhất:
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.
Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ được đánh giá cao nhất hiện nay chính là công tác tiêm chủng. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng của bệnh viện MEDIC Cà Mau để tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng của cúm có thể xảy ra.
 
Hãy liên hệ với chúng tôi qua qua hotline 0290.382.6060 hoặc INBOX Fanpage “Bệnh viện Medic Cà Mau” để đặt lịch khám và được tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ khám bệnh!