PHÒNG NGỪA BỆNH HEN SUYỄN

1.Bệnh hen suyễn là gì? 

Hen suyễn (hen phế quản) là nhóm bệnh thuộc hệ hô hấp thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra nhiều biến chứng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, khi trời bắt đầu trở lạnh thì những dấu hiệu của bệnh này bắt đầu xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Hầu hết bệnh hen suyễn có liên quan đến sự nhạy cảm của đường hô hấp với các chất gây dị ứng thông thường như bụi nhà, lông động vật,…

 

2.Triệu chứng bệnh hen suyễn ở người lớn

Khi bị các cơn hen tấn công, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, có tiếng khò khè thường xảy ra vào ban đêm hoặc lúc thời tiết thay đổi. Dấu hiệu của một cơn hen nặng bao gồm:

  • Khó thở
  • Khó nói
  • Ho liên tục có đờm
  • Thở nhanh
  • Nhịp tim bắt đầu tăng
  • Mặt biến sắc cùng với đó là kiệt sức, chóng mặt và ngất xỉu  

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người mắc và và khoảng 3.000 – 4000 người tử vong mỗi năm. Theo Bộ Y Tế thống kê, cứ 20 năm tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản (hen suyễn) sẽ tăng lên 2 – 3 lần, 

3.Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Nhóm trẻ em 12-13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen cao hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên, ở trẻ em, triệu chứng không thể hiện rõ rệt như người lớn

Bố mẹ cần quan sát tỉ mỉ những hoạt động thường ngày của con để sớm phát hiện ra những điểm bất thường dưới đây:
  • Ho dai dẳng, những cơn ho xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khi chơi hoặc tập thể dục, vào ban đêm, trong không khí lạnh, lúc trẻ cười hay khóc
  • Ít năng lượng hơn trong khi chơi và dừng lại để lấy hơi trong các hoạt động
  • Khó ngủ vì ho hoặc khó thở
  • Trẻ thở nhanh, hay tức ngực
  • Khò khè , tiếng rít khi hít vào hoặc thở ra

4.Điều trị bệnh hen suyễn 

Điều trị hen suyễn giúp cải thiện tình trạng hô hấp hàng ngày, giảm các cơn hen suyễn bùng phát cũng như các vấn đề khác do hen suyễn gây ra. Nếu được điều trị thích hợp, bệnh hen suyễn nghiêm trọng cũng có thể được kiểm soát.

Các loại thuốc sử dụng phòng ngừa bệnh hen suyễn như: Corticosteroid dạng hít, điều chỉnh Leukotriene, thuốc điều hòa miễn dịch,… Đối với một số trường hợp, sẽ được bác sĩ kê thuốc cắt cơn Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch hay thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn. Đặc biệt cần sống trong môi trường lành mạnh, không hít các loại khói bụi ô nhiễm và thuốc lá.

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn, cần lưu ý luôn đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc quá nhiều với lông của vật nuôi: Một số lông của con vật như chó, mèo, chim cảnh,… sẽ gây dị ứng cho hệ hô hấp của bạn. Bên cạnh đó, tầm soát bệnh hen suyễn và COPD được bác sĩ khuyến cáo thực hiện 6 tháng 1 lần: Đây cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác hen phế quản và các bệnh lý về đường hô hấp để đưa ra phương pháp điều trị phòng tránh hiệu quả.

Bệnh suyễn nếu như không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hạn chế trong sinh hoạt và các hệ lụy khác của sức khỏe. Vì vậy, việc giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chủ động tầm soát là những việc cần thiết để phòng tránh bệnh.

Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ đến BỆNH VIỆN MEDIC CÀ MAU qua hotline 0290.382.6060 hoặc INBOX Fanpage để được tư vấn thêm các thông tin liên quan.