1. Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em. Khi bị amidan, người bệnh thường có cảm giác khó chịu ở vùng họng. 

Bản thân amidan là một khối mô mềm nằm ở hầu họng, giữ vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh, hạn chế vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, chống nhiễm trùng. Vì thế, khi vi khuẩn virus tấn công vào cổ họng với số lượng lớn, amidan sẽ không thể chống đỡ được, từ đó bị nhiễm trùng, thương tổn, gọi là viêm amidan.

Viêm amidan

Hiện nay, viêm amidan được chia thành 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. 

  • Viêm amidan cấp tính: đây là giai đoạn đầu tiên, người bệnh sẽ thấy đau họng, amidan sưng lên, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm. Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính có thể chỉ kéo dài 5-7 ngày.
  • Viêm amidan mãn tính: xảy ra khi viêm amidan cấp tính kéo dài dai dẳng và lặp lại nhiều lần. Viêm amidan mãn tính thường biểu hiện qua 3 loại viêm: viêm amidan thể quá phát, viêm amidan hốc mủ và viêm amidan xơ teo.

Nếu amidan còn ở mức độ nhẹ, tức là có thể điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tự chăm sóc tại nhà thì không cần cắt amidan. Tuy nhiên, nếu amidan có những dấu hiệu sau đây thì bạn cần thực hiện cắt amidan để đảm bảo an toàn cho sức khỏe về lâu dài.

  • Amidan sưng to gây khó khăn cho việc ăn uống, thậm chí là gây khó thở khi ngủ.
  • Xuất hiện các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp,…
  • Đã điều trị viêm amidan trong thời gian dài nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân vẫn bị đau họng, viêm hạc cổ.
  • Amidan tiết ra các chất gây hôi miệng.

2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan như từ virus, vi khuẩn. Song, viêm amidan cũng xuất phát từ nhiều lý do khách quan khác liên quan đến môi trường, thói quen sống hàng ngày.

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Các loại virus, vi khuẩn như tụ cầu, vi khuẩn cầu thận, virus Parainfluenza, cầu tan huyết A, chủng yếm khí, Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, virus Epstein-Barr, virus Herpes simplex,… là một trong những nhóm vi khuẩn gây viêm amidan. Phần lớn người bệnh viêm amidan cũng xuất phát từ nguyên nhân bị nhiễm khuẩn, virus tấn công là chủ yếu.

  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh hô hấp

Trong một số ít trường hợp, nếu người bệnh đã từng có tiền sử mắc các bệnh như sởi, ho gà,..thì khả năng cao cũng sẽ dễ mắc viêm amidan hơn người có sức khỏe tốt.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan
  • Khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường

Cơ thể thường sẽ quen với kiểu khí hậu, thời tiết ổn định tại khu vực sống đó. Thế nên khi khí hậu, thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, cơ thể người sẽ chưa thể thích ứng kịp, từ đây dẫn đến các bệnh liên quan về đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.

  • Môi trường sống ô nhiễm

Nếu ở trong môi trường sống ô nhiễm, thiếu trong lành, khói bụi từ môi trường xung quanh tác động nhiều đến hệ hô hấp, sức đề kháng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, nếu sống ở nơi thiếu trong lành, khả năng bị viêm amidan là rất cao.

Môi trường sống ô nhiễm

3. Triệu chứng của viêm amidan 

Khi bị viêm amidan, người bệnh thường sẽ biểu hiện các triệu chứng sau đây:

Gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn do amidan sưng to, phì đại

Hốc miệng có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng

Cổ họng khô, hơi thở có mùi, cổ nổi hạch bạch huyết

Ngoài ra, khi bị viêm amidan, người bệnh còn có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu,…

Triệu chứng của viêm amidan

4. Phân biệt viêm amidan với viêm họng

Viêm amidan và viêm họng có nhiều biểu hiện giống nhau nên nhiều người sẽ bị nhầm lẫn. Nếu không phân biệt rõ để có cách điều trị đúng hướng, bệnh sẽ càng trở nặng và có nhiều biến chứng khôn lường. 

Do đó, bạn hãy tham khảo một số lưu ý phân biệt viêm amidan và viêm họng mà bệnh viện MEDIC Cà Mau chia sẻ dưới đây nhé:

📌 Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ nhìn thấy rõ bằng mắt thường amidan sưng to, khiến khoang họng hẹp lại. Bệnh nhân bị ho khan kéo dài, thở khò khè, xuất hiện hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Biến chứng của viêm amidan xảy ra nhanh hơn viêm họng. phổ biến nhất thường thấy là amidan sẽ bị hốc mủ, xơ teo hoặc quá phát.

📌 Trong khi đó, viêm họng sẽ gây ra triệu chứng ngứa rát họng, ho có đờm, mất tiếng, khàn tiếng. Biến chứng của viêm họng sẽ diễn ra chậm hơn nhưng là biến chứng trực tiếp. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời, người bị viêm họng có thể bị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch mủ,…

5. Phương pháp giảm viêm amidan tại nhà

  • Uống nước ấm

Nước ấm hoặc thức ăn dạng lỏng, ấm nóng như súp, trà,… có tác dụng lớn trong việc giảm đau rát ở cổ họng, làm dịu thương tổn do viêm amidan gây ra.

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng sát khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, khi cổ họng đang bị vi khuẩn, virus tấn công, bạn hãy súc dung dịch nước muối đều đặn để giảm viêm amidan hiệu quả.

  • Tăng độ ẩm cho không khí

Khi không khí ẩm hơn, ít khô hanh, cổ họng sẽ bớt khó chịu, tình trạng viêm amidan cũng được cải thiện hiệu quả.

Phương pháp giảm viêm amidan tại nhà
  • Hạn chế nói chuyện

Khi bị viêm amidan, người bệnh vốn dĩ cũng bị ho, khàn giọng, giao tiếp khó khăn. Tận dụng điều này, người bệnh nên hạn chế nói chuyện, tránh để amidan phải hoạt động nhiều và tiếp xúc với vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc giảm viêm amidan hiệu quả tại nhà và có được sức khỏe tốt nhất.

Hãy liên hệ với BỆNH VIỆN MEDIC CÀ MAU qua hotline 0290.382.6060 hoặc INBOX Fanpage “Bệnh viện Medic Cà Mau” để đặt lịch khám và được tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ khám bệnh.